Cùng Fresh Air tìm hiểu về hệ thống thông gió và tiêu chuẩn khi thiết kế, thi công hệ thống thông gió
* Những Chỉ Dẫn Chung về hệ thống thông gió:
-Cần tận dụng thông gió tự nhiên, thông gió xuyên phòng về mùa hè trong nhà công nghiệp, nhà công cộng và nhà ở, đồng thời có biện pháp tránh gió lùa về mùa đông.
-Đối với nhà nhiều tầng (có hoặc không có hệ thống ĐHKK) cần ưu tiên thiết kế ống đứng thoát khí cho bếp và khu vệ sinh riêng biệt với sức hút cơ khí (quạt hút). Khi nhà có chiều cao dưới 5 tầng có thể áp dụng hệ thống hút tự nhiên bằng áp suất nhiệt hoặc áp suất gió (chụp hút tự nhiên). Trường hợp không thể bố trí ống đứng thoát khí lên trên mái nhà thì phải tuân thủ như quy định trong 5.6.2.
-Thông gió tự nhiên trong nhà công nghiệp có nhiệt thừa (phân xưởng nóng) cần được tính toán theo áp suất nhiệt ứng với chênh lệch nhiệt độ không khí bên trong và bên ngoài như quy định trong 4.1.2 và 4.2.1, có kể đến mức tăng nhiệt độ theo chiều cao của phân xưởng.
Khi tính toán thông gió tự nhiên cần kể đến tác động của thông gió cơ khí (nếu có).
-Thông gió tự nhiên trong nhà công nghiệp không có nhiệt thừa (phân xưởng nguội) cần được tính toán theo tác động của gió. Vận tốc gió tính toán lấy theo vận tốc gió trung bình của tháng tiêu biểu mùa hè hoặc mùa đông trong QCXDVN 02:2008/BXD.
* Các loại hệ thống thông gió-điều hòa không khí (TG-ĐHKK)
Hệ thống điều hòa không khí (ĐHKK) cục bộ chủ yếu được sử dụng cho các căn hộ trong nhà ở, phòng ở khách sạn hoặc từng phòng làm việc riêng biệt của nhà hành chính – sinh hoạt, khi hệ số sử dụng đồng thời tương đối thấp.
Cần khuyến khích áp dụng hệ thống ĐHKK trung tâm nước cho nhà chung cư, nhà hành chính – sinh hoạt hoặc khách sạn có diện tích sử dụng từ 2000 m2 trở lên với mục đích giảm thiểu việc lắp đặt các bộ ngoài (Outdoor Unit) để không làm ảnh hưởng đến mỹ quan mặt ngoài của công trình. Trong trường hợp này, hệ thống phải được trang bị các phương tiện đóng mở các phụ tải một cách linh hoạt và đồng hồ đo lượng nước lạnh/nóng tiêu thụ của từng hộ tiêu dùng.
Khi sử dụng hệ thống ĐHKK VRF (Variable Refrigeration Flow) cho nhà chung cư cao tầng, cho các phòng có sức chứa đông người cần đặc biệt chú ý điều kiện an toàn liên quan đến quy định trong 7.4 c), cũng như tính năng sử dụng của hệ thống này.
-Hệ thống ĐHKK trung tâm khí với bộ xử lý nhiệt ẩm AHU (Air Handling Unit) cần được áp dụng đối với các phòng có sứt chứa đông người như phòng họp, phòng khán giả nhà hát, rạp chiếu bóng v.v…
-Các hệ thống ĐHKK trung tâm làm việc liên tục ngày-đêm và quanh năm phục vụ cho điều kiện tiện nghi vi khí hậu bên trong nhà phải được thiết kế với ít nhất 2 máy ĐHKK. Khi 1 máy gặp sự cố, máy còn lại phải đủ Khả năng bảo đảm điều kiện vi khí hậu bên trong nhà và không thấp hơn 50% lưu lượng trao đổi không khí.
-Hệ thống TG chung và ĐHKK với lưu lượng điều chỉnh tự động phụ thuộc vào sự thay đổi của nhiệt thừa, ẩm thừa và lượng hơi khí độc hại cần được thiết kế trên cơ sở kinh tế – kỹ thuật xác đáng.
-Các hệ thống TG-ĐHKK phải được thiết kế riêng biệt cho từng nhóm phòng có cấp nguy hiểm cháy nổ khác nhau khi chúng cùng nằm trong một khu vực phòng chống cháy nổ.
Những phòng cùng cấp nguy hiểm cháy nổ không được ngăn cách bởi tường ngăn chống cháy, hoặc có tường ngăn dù là chống cháy nhưng có lỗ mở thông nhau với diện tích tổng cộng trên 1 m2 được xem như một phòng.
hành chính – sinh hoạt hoặc phòng sản xuất với điều kiện trên đường ống góp phân phối gió đến các phòng có công dụng khác nhau có lắp van ngăn lửa;
– Phòng sản xuất thuộc cấp nguy hiểm cháy nổ D và E với các phòng hành chính – sinh hoạt (trừ các phòng tập trung đông người);
– Phòng sản xuất thuộc cấp nguy hiểm cháy nổ A, B hoặc C với các phòng sản xuất thuộc cấp nguy hiểm cháy nổ bất kỳ khác, kể cả các phòng kho (trừ các phòng tập trung đông người) với điều kiện trên đường ống góp phân phối gió đến các phòng có công dụng khác nhau có lắp van ngăn lửa.
– Hệ thống TG-ĐHKK riêng biệt cho một phòng được phép thiết kế khi có đủ cơ sở kinh tế – kỹ thuật.
– Hệ thống hút cục bộ phải được thiết kế sao cho nồng độ các chất cháy nổ trong khí thải không vượt quá 50% giới hạn dưới của nồng độ bắt lửa ở nhiệt độ khí thải.
– Hệ thống TG cơ khí thổi vào cho nhà công nghiệp làm việc trên 8 h hàng ngày ở những địa phương có mùa đông lạnh cần được thiết kế kết hợp với sưởi ấm bằng gió nóng.
– Các hệ thống TG chung trong nhà công nghiệp, nhà hành chính – sinh hoạt không có điều kiện thông gió tự nhiên nhất là các tầng hầm, cần được thiết kế với ít nhất 2 quạt thổi và/hoặc 2 quạt hút với lưu lượng mỗi quạt không nhỏ hơn 50% lưu lượng thông gió.
Có thể thiết kế 1 hệ thống thổi và 1 hệ thống hút nhưng phải có quạt dự phòng.
– Các hệ thống cục bộ hút thải khí độc hại loại 1 và 2 phải có 1 quạt dự phòng cho mỗi hệ thống hoặc cho từng nhóm 2 hệ thống nếu khi quạt ngừng hoạt động mà không thể dừng thiết bị công nghệ và nồng độ khí độc hại trong phòng có khả năng tăng cao hơn nồng độ cho phép trong ca làm việc.
– Có thể không cần lắp đặt quạt dự phòng nếu việc hạ nồng độ khí độc hại xuống dưới mức cho phép có thể thực hiện được nhờ hệ thống TG sự cố làm việc tự động
-Hệ thống TG cơ khí hút thải chung trong các phòng thuộc cấp nguy hiểm cháy nổ A và B phải được thiết kế với một quạt dự phòng (cho từng hệ thống hoặc cho một số hệ thống) có lưu lượng đảm bảo cho nồng độ hơi khí độc hại và bụi trong phòng không vượt quá 10% giới hạn dưới của nồng độ bắt lửa của các loại hơi khí đó,
-Các hệ thống hút cục bộ để thải khí độc hại và các hỗn hợp dễ cháy nổ phải được thiết kế riêng biệt với hệ thống TG chung
Có thể nối hệ thống hút thải khí độc hại cục bộ vào hệ thống TG hút chung làm việc liên tục ngày-đêm Khi có quạt dự phòng và không cần xử lý khí trước khi thải ra khí quyển.
-Hệ thống TG hút chung trong các phòng thuộc cấp nguy hiểm cháy nổ C, D, E có nhiệm vụ hút thải khí trong khu vực 5 m chung quanh thiết bị chứa chất cháy nổ, mà ở đó có khả năng hình thành hỗn hợp cháy nổ thì phải được thiết kế riêng biệt với các hệ thống TG khác của các phòng đó.
-Hệ thống hoa sen không khí cấp gió vào các vị trí làm việc có bức xạ nhiệt cần được thiết kế riêng biệt với các hệ thống TG khác.
– Hệ thống cấp gió tươi vào một hoặc nhiều phòng đệm của các phòng sản xuất thuộc cấp nguy hiểm cháy nổ A và B phải được thiết kế riêng biệt với các hệ thống TG khác và phải có quạt dự phòng.
Có thể cấp gió tươi vào phòng đệm của một hoặc nhóm các phòng sản xuất hoặc phòng đệm của gian máy thông gió thuộc cấp nguy hiểm cháy nổ A và B từ hệ thống TG thổi vào (không tuần hoàn) của các phòng sản xuất đó (A và B) hoặc từ hệ thống thông gió thổi vào (không tuần hoàn) của các phòng sản xuất thuộc cấp nguy hiểm cháy nổ C, D và E với điều kiện có van tự động khóa đường ống gió vào của các phòng nói trên khi có hỏa hoạn, đồng thời phải có quạt dự phòng đảm bảo đủ lưu lượng trao đổi không khí.
-Các hệ thống hút cục bộ phải được thiết kế riêng biệt cho từng chất hoặc từng nhóm các chất hơi khí độc hại tỏa ra từ các thiết bị công nghệ nếu nhập chung chúng có thể tạo thành hỗn hợp cháy nổ hoặc hỗn hợp có tính độc hại cao hơn. Trong phần thiết kế công nghệ phải nêu rõ khả năng nhập chung các hệ thống hút cục bộ để hút thải các chất có khả năng cháy nổ hoặc độc hại vào cùng một hệ thống.
-Hệ thống TG hút chung trong các phòng kho có tỏa hơi khí độc hại cần được thiết kế với sức hút cơ khí (quạt hút). Nếu các chất khí độc hại thuộc loại 3 và loại 4 (ít nguy hiểm) và nhẹ hơn không khí thì có thể áp dụng thông gió tự nhiên hoặc trang bị hệ thống thông gió cơ khí dự phòng có lưu lượng đảm bảo bội số trao đổi không khí yêu cầu và có bản điều khiển tại chỗ ngay tại cửa vào.
-Hệ thống hút cục bộ đối với các chất cháy có khả năng lắng đọng hoặc ngưng tụ trên đường ống cũng như trên thiết bị thông gió cần được thiết kế riêng biệt cho từng phòng hoặc từng đơn vị thiết bị.
-Hệ thống thông gió hút thổi chung bằng cơ khí của gian phòng có thể đảm nhiệm việc thông gió cho các hố sâu hoặc mương Kiểm tra nằm trong phòng đó (xem 5.1.8).
* Lưu lượng không khí ngoài (gió tươi): theo yêu cầu vệ sinh, lưu lượng không khí thổi vào nói chung và không khí tuần hoàn (gió hồi)
– Lưu lượng không khí ngoài theo yêu cầu vệ sinh cho các phòng có ĐHKK tiện nghi phải được tính toán để pha loãng được các chất độc hại và mùi tỏa ra từ cơ thể con người khi hoạt động và từ đồ vật, trang thiết bị trong phòng.
-Đối với các phòng có thông gió cơ khí (không phải ĐHKK) lưu lượng không khí ngoài cũng được tính toán để bảo đảm nồng độ cho phép của các chất độc hại trong phòng, có kể đến yêu cầu bù vào lượng không khí hút thải ra ngoài của các hệ thống hút cục bộ nhằm mục đích tạo chênh lệch áp suất trong phòng theo hướng có lợi.
-Lưu lượng không khí thổi vào (gió ngoài hoặc hỗn hợp gió ngoài và gió tuần hoàn- gió hòa trộn) phải được xác định bằng tính toán như quy định trong Phụ lục H và chọn trị số lớn nhất để bảo đảm yêu cầu vệ sinh và yêu cầu an toàn cháy nổ.
-Lưu lượng không khí thổi vào các phòng đệm phải được tính toán để bảo đảm áp suất dư 20 Pa trong phòng đệm (khi đóng cửa) so với áp suất trong phòng và không nhỏ hơn 250 m3/h.
Lưu lượng không khí thổi vào (gió ngoài hoặc gió hòa trộn) cho gian đặt thiết bị thang máy của nhà sản xuất thuộc cấp nguy hiểm cháy nổ A và B phải được tính toán để tạo áp suất dư 20 Pa so với áp suất trong khoang thang máy tiếp giáp. Chênh lệch áp suất giữa phòng đệm của gian đặt thiết bị thang máy với các phòng lân cận không được vượt quá 50 Pa.
Fresh Air chuyên cung cấp và lắp đặt hệ thống hút khói, hệ thống thông gió, hệ thống làm mát nhà xưởng.
Ngoài ra, Fresh air cung cấp các thiết bị bếp công nghiệp, thiết bị inox như: bàn inox, kệ inox, chậu rửa inox công nghiệp,… Chúng tôi luôn mang đến cho quý khách hầng dịch vụ tốt nhất theo phương châm UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – DỊCH VỤ